Kết quả tìm kiếm cho "giải ngân vốn FDI"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 617
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, quyết định ngừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày của Mỹ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của dư luận. Quyết định này được xem như một bước đi để giải tỏa áp lực từ cộng đồng quốc tế, mở ra cánh cửa cho những cuộc đàm phán thương mại, đồng thời cũng là tín hiệu của một chính sách linh hoạt nhằm ổn định tình hình kinh tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và ý nghĩa của chuyến thăm.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez được kỳ vọng tạo cú hích đưa quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước chuyển biến tích cực và năng động hơn.
Tình hình KTXH 3 tháng đầu năm có nhiều dấu hiệu tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý I năm 2025 tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Đáng chú ý, tăng trưởng quý I đạt 6,93%, mức tăng cao nhất từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tăng trưởng ban đầu.
Kết quả SIPAS 2024 đã ghi nhận nỗ lực rất lớn của chính quyền các cấp ở địa phương trong triển khai các giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ người dân.
Thực hiện yêu cầu vừa đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa ổn định vĩ mô trong nước, công tác điều hành chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất đang đứng trước thách thức không nhỏ. Bài toán đặt ra cho nhà điều hành phải tìm ra giải pháp hỗ trợ để các ngân hàng vừa bảo đảm tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất huy động thấp, vừa tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
“Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại và góp phần xây dựng một Việt Nam năng động và hội nhập quốc tế".
Chiều 20/3, nhân chuyến công tác tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đại diện một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD, gồm: Công ty Hyosung Vina, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, Công ty TNHH Hồ Tràm. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng".
Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế-xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Trong báo cáo cập nhật mới nhất Điểm lại được công bố hôm 12/3, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,8% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026.
Thời gian qua, kinh tế tư nhân dù tiếp tục có sự phát triển cả về chất và lượng, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, rào cản, ảnh hưởng sâu sắc tới việc phát huy vai trò cũng như khả năng đóng góp đối với sự phát triển của đất nước. Trước tình hình đó, tại cuộc làm việc về phát triển kinh tế tư nhân ngày 7/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tích cực phối hợp Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng nghị quyết về kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị sớm ban hành. Trong đó, phải thay đổi tư duy, nhận thức, cách “ứng xử” và hành động, chính sách cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này. Đặc biệt, cần khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.